Theo ông Nguyễn Xuân Thành – Giảng viên cao cấp trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright – Đại học Fulbright Việt Nam, ngay cả ở các kịch bản xấu nhất, khi thuế áp lên Việt Nam cao hơn các đối thủ 5%, thì nước ta vẫn là điểm đến hấp dẫn với đầu tư nước ngoài..."Những gì xảy ra trong tuần qua cho thấy sự tích cực mạnh lên ở một số khía cạnh, đặc biệt với Việt Nam", ông Nguyễn Xuân Thành – Giảng viên cao cấp trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright – Đại học Fulbright Việt Nam nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo đầu tư do VPBankS tổ chức ngày 8/7, khi nói đến Việt Nam trong vòng xoáy thuế quan của Mỹ. Theo ông Thành, ngay cả ở các kịch bản xấu nhất, khi thuế áp lên Việt Nam cao hơn các đối thủ 5%, thì nước ta vẫn là điểm đến hấp dẫn với đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ở phản ứng tích cực của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài trong những ngày qua. Những lo ngại về việc Việt Nam không còn là điểm đến FDI đã biến mất.Chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump thực chất tập trung nhiều vào một số ngành hàng mà Mỹ cần bảo hộ như xe hơi, thép và nhôm. Những mặt hàng này không phải là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.Bên cạnh đó, thuế quan mới chỉ là thông tin từ phía Mỹ. Việt Nam vẫn chưa công bố thêm, bởi đàm phán vẫn đang tiếp tục diễn ra. Sau khi tuyên bố thỏa thuận về nguyên tắc, Anh và Mỹ phải mất 1 tháng để có thỏa thuận cuối cùng. Việt Nam và Mỹ đang chi tiết hóa thỏa thuận, tương đương với một hiệp định thương mại song phương. Mức thuế cuối cùng nhiều khả năng có thể thấp hơn 20% với những mặt hàng chiến lược của Việt Nam nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ.Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia lại nhận thuế quan cao hơn. Thư gửi đêm hôm 7/7 mang tính đe dọa, tức không phải đây là mức thuế cuối cùng. Nếu các nước không kết thúc được đàm phán thì sẽ nhận được một mức thuế cao như vậy. Đây là cách của ông Trump thúc đẩy đàm phán. Tôi cho rằng các nước sẽ đều giảm được thuế quan, trừ những mặt hàng mà Mỹ muốn bảo hộ.Trước đây, người ta thường hay nói đến chính sách Trung Quốc + 1. Nhưng hiện nay, sẽ là Trung Quốc + 2, +3 hoặc nhiều hơn nữa. Trước căng thẳng địa chính trị, các tập đoàn đa quốc gia vẫn phải hiện diện ở Trung Quốc, là cơ sở sản xuất chính, ít nhất nhằm khai thác thị trường Trung Quốc.Trước kia, các doanh nghiệp chọn một cứ điểm khác hay “+1”. Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp phải chọn nhiều điểm, hy sinh về tính hiệu quả, chi phí đầu tư dàn trải để đối mặt với căng thẳng địa chính trị. Mỗi khu vực lại cần một cứ điểm sản xuất. Tại Đông Nam Á, cứ điểm này có thể là Việt Nam; Nam Á là Ấn Độ; Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Tây Âu, Đông Âu … đều cần có sự hiện diện.Việt Nam sẽ hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư trong xu hướng “+1”. Đặc biệt, Việt Nam có lợi thế trong các ngành công nghiệp sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam sẽ dần dần có sự chuyển đổi, từ lắp ráp gia công sang sản xuất linh, phụ kiện với giá trị gia tăng cao để đưa sang các nước châu Á khác.Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thành, từ nay đến cuối năm, còn 4 lần họp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Thị trường hiện đang đánh giá cao khả năng Fed vẫn chưa hạ lãi suất trong tháng 7 vì hai yếu tố: chưa rõ thuế quan ở mức nào và thị trường lao động Mỹ vẫn rất tốt. Hiện nay, chính sách tiền tệ của Mỹ đang thắt chặt, lãi suất cao nhưng tài khóa lại đang được nới lỏng, đặc biệt sau khi luật ngân sách được thông qua, giúp cắt giảm mạnh thuế thu nhập. Đây được kỳ vọng là cú hích lớn cho cả doanh nghiệp và người dân Mỹ.Tháng 9, tháng 10 và tháng 12, thị trường đang đặt cược có hai hoặc ba lần hạ lãi suất. Chắc chắn sẽ có cắt giảm lãi suất trong quý 4, bởi nền kinh tế Mỹ sẽ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Đây sẽ là cú hích cho thị trường.6 tháng qua, USD mất giá khoảng 10,6% so với các đồng tiền khác. Tiền đồng lại mất giá khoảng 2,9% so với USD. 6 tháng cuối năm, nhiều khả năng các áp lực làm cho tiền đồng mất giá có thể nhẹ đi rất nhiều. Bởi vậy, vẫn có kịch bản tiền đồng không mất giá nữa so với USD. Kịch bản trên phụ thuộc vào việc Fed hạ lãi suất hai lần trong quý 4 và Việt Nam giữ nguyên lãi suất. Kịch bản này có khả năng cao sẽ xảy ra.Ngân hàng Nhà nước chịu áp lực rất lớn trong việc không được tăng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng cũng sẽ không hạ lãi suất để ngăn tiền đồng mất giá thêm.-Thu Minh